Các kỹ thuật trồng cà chua


1. Các loại đất có thể trồng cây cà chua cho quả tốt:

Ở Việt Nam có nhiều loại đất để dễ dàng trồng cây cà chua, nhưng thích hợp nhất bạn hãy nên chọn trồng trên đất pha cát. Hãy tìm loại đất nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi. Các loại đất này vừa thoát nước tốt lại giữ ẩm. Hoặc giả bạn cũng nên kết hợp trồng cà chua trên đất ruộng. Nhưng cách hay làm nhất là bà con nông dân thường trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm.
Trước khi trồng bạn cần kiểm tra độ pH của Đất. Nếu có pH = 6.0-6.5 thì loại đất này chua, cần phải bón thêm vôi nếu muốn trồng.

2. Thời vụ tốt nhất để trồng cà chua:

Đặc tính địa lý và khí hậu nước ta đã định hình thời vụ  làm nông nghiệp vốn chủ yếu là các vụ lúa. Những loài hoa màu canh tác như cà chua cũng dựa theo lịch biểu từ xa xưa này để trồng. Theo đó ở Việt Nam nông nghiệp sẽ chia thành 3 vụ chính:
- Vụ Đông Xuân: Bắt đầu gieo hạt hoặc trồng cây vào tháng 10-11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1-2
- Vụ Xuân Hè: Bắt đầu gieo hạt hoặc trồng cây tháng 12-1 dương lịch thu hoạch vào 3-4 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Khoảng tháng 6-7 dương lịch và vào tháng 9-10 dương lịch sẽ thu hoạch.
Vườn trồng cà chua -1 -cachua360.blogspot.com
Ảnh: Vườn trồng cà chua còn rất đơn giản ở Việt Nam

3. Kỹ năng làm đất để trồng cà chua được tốt nhất

Việc xử lý và cải tạo đất để trồng cà chua sẽ tùy thuộc vào từng mùa vụ và từng hình thức gieo trồng cà chua. Ngoài ra khi trồng sẽ tùy vào điều kiện diện tích bạn trồng như trồng ngoài ruộng, trồng trong thùng xốp, trồng thủy canh… dẫn đến các yêu cầu về đất trồng khác nhau.
Về cơ bản đất dùng để trồng cà chua phải đảm bảo được độ tơi xốp. Nếu là diện tích rộng bạn nên cày bừa trước đó khoảng 1 tuần trước khi lên đất thành từng luống. Không nên làm đất quá vụn hay bột quá dễ bị vón cục khi tưới nước.
Mỗi  luống cà chua thông thường rộng từ 110-120cm,cao 30cm và rãnh rộng 20-25cm là đạt chuẩn. Nếu bạn trồng cà chua vào vụ Xuân thì có thể làm luống cao hơn mức trên. Nên cho các luống bố trí theo hướng Đông - Tây. Xem thêm các cách trồng cho từng mùa vụ ở phần tiếp theo của bài viết này.

4. Kỹ năng gieo hạt và ươm cây con

Trên  1 ha đất trồng bạn nên gieo khoảng 150-200 hạt. Sử dụng nước ấm khoảng 45-50 độ C để ngâm hạt trong khoảng 3 tiếng. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc kín. Để ở chỗ kín khoảng khoảng 3-4 ngày. Khi rễ mọc thì bắt đầu đem gieo ở vườn ươm.
Bạn gieo hạt giống cà chua đều trên mặt đất. Nên rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 1 tháng đến 45 ngày, cây con khi đó đạt 5-6 lá là bạn có thể đem trồng.

5. Mật độ trồng và cách trồng cây cà chua:

Dựa theo các đặc tính của giống, độ phì nhiều của đất mà có mật độ trồng cà chua khác nhau. Cơ bản ta có thể bố trí như sau:
+ Không trồng buổi sáng (cái này chắc nhiều bạn sẽ thấy lạ nhé). Cà chua bạn nên trồng vào buổi chiều
+ Khoảng cách các hàng là 80cm
+ Các cây cách nhau 50 - 60cm.
+ Cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.
+ Cây to trồng với cây to và ngược lại để tiện chăm sóc.
+ Bạn phải ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.
+ Tưới nước cho cây cà chua ngay khi trồng xong

6. Phân bón

Bất kỳ một loài cây canh tác nào bạn cũng đều phải cung cấp chất dinh dưỡng để đạt năng suất cao nhất. Cây cà chua cũng vậy. Với mỗi điều kiện trồng, tình trạng đất,giống … khác nhau dẫn đến lượng chất dinh dưỡng hấp thụ cũng khác nhau. Là người trồng cây cà chua thì đây là điều bạn cần lưu ý đến:
- Giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây cà chua trùng nhau và đây là giai đoạn cây cần chất dinh dưỡng nhất. Đặc biệt là sau khi trổ hoa. Do vậy giai đoạn này bạn nên sử dụng xen kẽ phân hữu cơ với vô cơ để bón lót, bón thúc thành nhiều lần. Cho tới khi nào trái bắt đầu chín
- Khi bón phân cho cà chua cần kết hợp với tưới nước. Trời nắng nóng và khô ráo  thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Gặp khi trời mát mẻ hay mưa ẩm thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

7. Chăm sóc:

7.1.Nhu cầu nước tưới

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây cà chua có nhu cầu nước khác nhau. Lúc cây ra hoa đậu quả là lúc cần nhiều nước nhất. Tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất mà lượng nước tưới khác nhau. Lượng nước cần được tưới nhiều hơn khi cây trồng dầy hoặc bón nhiều phân đạm.
Bạn phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Lúc cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

7.2.Vun xới đất trồng

Trước khi cây ra hoa kết quả bạn phải hoàn thành việc vun xới đất. Trong khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng cây cà chua bạn phải tiến hành vun gốc 2 lần:
Lần 1: ngày thứ 8-10 sau khi trồng
Lần 2: Sau lần thứ nhất 1 tuần.

7.3.Làm giàn cho cây cà chua

Khi cây ra chùm hoa thứ nhất là lúc bạn tiến hành làm giàn. Loại giàn cà chua theo kiểu hàng rào luôn được ưa chuộng nhất. Sử dụng 1 cọc dài tầm 1.5m, cắm sâu và đủ chắc chắn, thẳng sát gốc cây cà chua. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cứ như vậy sẽ tạo thành giàn kiểu hàng rào rất chắc chắn.
Trồng cà chua tại nhà -cachua360.blogspot.com
Ảnh: người dân Việt tận dụng lan can để làm giàn trồng ca chua ngay tại nhà

7.4.Bấm ngọn và tỉa cành

Công việc bấm ngọn và tỉa cành bạn nên hiểu mục đích là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây mà có cách bấm ngọn tỉa cành khác nhau.
Thông thường có 2 cách tỉa cành cà chua được phổ biến nhất như dưới đây:
Cách 1: Tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Áp dụng với giống cà chua ngắn ngày
Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Nên tỉa cành thường xuyên 4-5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.
Cách 2: Tỉa để 2 cành: Áp dụng khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Các chồi non và cành khỏe đều cắt hết. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Tỉa bỏ lá già: vào cuối thời ký sinh trưởng của cây cà chua sẽ xuất hiện những lá già, vàng.  Bạn phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

8. Kỹ thuật để giống cà chua:

Để giống là công việc quan trọng của người trồng cây. Việc lưu trữ, phát triển và chọn lọc ra các giống cà chua tốt nhất phục vụ cho vụ mùa sản xuất tiếp theo là yếu tố quan trọng. Nó quyết định thành bại của cả mùa vụ. Do vậy khi trồng cà chua bạn nên tìm hiểu kỹ công đoạn này.
Giống phải chọn những cây khỏe, quả chín sớm, sai quả. Chọn cây nào phải chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả ở chùm quả thứ nhất, chỉ lấy chùm quả thứ 2-3 để lấy quả làm hạt giống. Mỗi chùm giống tiến hành tỉa chỉ để lại 2-3 quả.
Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5-6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quả trong thùng lớn dưới đáy để vôi sống chống ẩm.
Các chuyên gia khuyên chọn thông sô: từ 150 - 200 quả cà chua phải lựa được 1 kg hạt giống .

Cà chua 360 độ

No comments:

Post a Comment

Cách ăn cà chua có hại cho sức khỏe cần tránh

Cà chua rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe! Dưới đây xin dẫn một...