Showing posts with label trồng cà chua. Show all posts
Showing posts with label trồng cà chua. Show all posts

Cà chua bạch tuộc


1. Tên gọi cà chua bạch tuộc

Cà chua bạch tuộc hay còn gọi là cà chua đặc biệt - Heirloom Tomato. Nó là kết quả đến từ sự lai tạo giữa cây cà chua và nho. Cây được lai vẫn theo cách phát triển của giàn nho nhưng quả thì vẫn là cà chua.
Quốc gia đầu tiên lai tạo ra giống cà chua bạch tuộc là Trung Quốc. Người tiến hành việc này là ông Yong Huang - giám đốc khoa học nông nghiệp của gian nhà triển lãm The Land ở Epcot. Yong Huang đã tìm thấy giống cây này ở Bắc Kinh, Trung Quốc và nghĩ rằng chúng có thể là một mẫu vật trưng bày tuyệt vời cho khu phức hợp giải trí.
Vì vậy Yong Huang mang theo hạt giống rồi gieo chúng ở một khu nuôi trồng rộng lớn. Ông cùng với đội ngũ nhân viên của mình nuôi lớn chúng thành những cây cao to. Và từ đó cho ra loại quả cà chua bạch tuộc khác và lớn hơn những quả bình thường.
trồng cà chua bạch tuộc-https://cachua360.blogspot.com
Ảnh: Cà chua bạch tuộc

 2. Như vậy cà chua bạch tuộc có dễ trồng không?

Thực tế đã chứng minh cà chua bạch tuộc có thể trồng được ngoài trời. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì phải trồng trong nhà kính.
Sử dụng kỹ thuật thủy canh để trồng cà chua bạch tuộc, kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp. Phương pháp này giúp cây phát triển tối đa. Nếu trồng trong đất cần phải làm đất thật kỹ vì cây phát triển đển 1,5 năm nên đất không xử lý kỹ sẽ rất dễ bị bệnh.  Mặt dù cà chua bạch tuộc có khả năng kháng bệnh tốt nhưng những yếu tốt bất lợi vẫn có thể gây hại cho cây trồng. Môi trường thủy canh còn giúp cho rễ phát triển tối đa và hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất.
Lưu ý: chuẩn bị chậu trồng cà chua: Hạt giống cà chua bạch tuộc là một loại cây phát triển mạnh mẽ, vì thế bạn nên chọn loại chậu có kích thước lớn, nếu bạn trồng thùng xốp thì một thùng cỡ to có thể trồng được 2 cây.

3. Có nên trồng cà chua bạch tuộc ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các vườn trồng cà chua thường và cà chua bi, ít thấy cà chua bạch tuộc được ứng dụng.Theo Kỹ sư Nguyễn Nhung của Trung tâm giống cây trồng công nghệ cao thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ở Việt Nam mới chỉ nhập được giống của cây cà chua bạch tuộc. Việc trồng được cà chua bạch tuộc ra quả để thu hoạch và nhân rộng ra để sản xuất kinh doanh thực tế là chưa có.
Cũng theo Kỹ sư Nhung tìm hiểu thì cà chua bạch tuộc là loại cây nhiệt đới, nên về cơ bản sẽ phù hợp với khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta. Tuy nhiên, về năng suất của loại cà chua này thì do chưa trồng ở Việt Nam nên chưa thể kiểm chứng được năng suất quả cho thu hoạch là nhiều hay ít.

Trồng cà chua bi treo ngược – lựa chọn thông minh cho gia đình bạn


1 phương pháp rất thú vị cho những ai yêu thích cà chua bi và muốn trồng nó ở tại vườn nhà. Vốn dĩ bán có thể có rất nhiều cách trồng cà chua khác nhau. Như chọn cách trồng thủy canh, trong thùng xốp…Nhưng theo Cà chua 360 độ thì cách trồng treo ngược này là cách trồng cà chua bi thông minh và sáng tạo nhất. Cách trông này vừa tiết kiệm diện tích vừa có thể trang trí cho ngồi nhà theo một cách không giống ai. Đặc biệt hơn là bạn sẽ được ngắm nghía từng quả cà chua nhỏ xinh đỏ rực rỡ ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Cách trồng cà chua như này sẽ khiển bạn đang trồng cây cảnh trong nhà để tiêu khiển hơn là loại cây lượng thực. Sử dụng thùng nhựa hoặc chai nhựa cỡ lớn, móc treo, đất trồng và cây giống cà chua bi. Đặc biệt, cần lưu ý là phải chọn những cây cà chua bi con trong thời gian 1 tháng tuổi bởi trong độ tuổi này thì cây cho ra rễ rất nhiều.
cà chua treo ngược - https://cachua360.blogspot.com
Ảnh: trồng cà chua treo ngược giúp trang trí nhà và chăm sóc dễ dàng

- Vẽ dưới đáy thùng 1 đường tròn có đường kính 4-5cm, lưu ý lỗ phải phù hợp không được nhỏ quá không đủ diện tích để cho cây sinh trưởng tốt, lỗ cũng không được to quá vì sẽ rơi đất ra ngoài.
-  Lấp đầy đất vào thùng. Cứ 1 lớp đất là phải phun nước để giúp cho đất có độ ẩm tốt
- Bịt chặt miệng thùng bằng túi nilong hoặc bao tải để ngăn đất không rơi ra ngoài. Lật ngươc thùng để quay đáy lên trên.
- Trước khi trồng, cây cà chua cần được dốc người và đặt ở phía đáy thùng sao cho phần thân và phần ngọn cây đua ra ngoài, gốc cây được giữ lại trong thùng (chậu). Tiếp tục bỏ đất vào đến khi đầy. 
- Buộc dây và treo ngược chiếc thùng lên trên cao. Giá treo cần làm chắc chắn để chịu được sức nặng của thùng đất và trái sau này.
- Phía dưới đáy cần được lót để giữ đất không bị rơi ra. Lưu ý tháo bỏ lớp ni-long buộc ở miệng thùng và tưới nước hàng ngày.
- Tưới nước cho cây sau khi trồng và treo ngược cây cà chua bi lên móc. Lưu ý lượng nước tưới phải vừa đủ  để nước không bị chạy ngược ra ngoài. Khi cà chua lớn hơn một chút, có bộ rễ phát triển thì việc tưới sẽ dễ dàng hơn. 
Rễ cây hút nhiều nước để phát triển nên bạn chú ý cần giữ độ ẩm thường xuyên cho đất và bón phân định kỳ giúp cà chua cho năng suất cao.

Cà chua 360 độ

Kỹ thuật trồng cà chua đen trong thùng xốp


Kỹ thuật trồng cà chua đen đang được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ bởi trồng cà chua đen đòi hỏi kỹ thuật cao và điều kiện trồng khắt khe hơn so với các kỹ thuật trồng khác như cà chua bi, cà chua bạch tuộc...Hiện nay ở Việt Nam chỉ có trồng ở Đà Lạt mới cho ra những quả cà chua đen có năng suất cao và giá trị dinh dưỡng lớn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn có ý định muốn trồng ở nhà mình để có nguồn thực phẩm này thì hãy xem kỹ bài viết về kỹ thuật trồng cà chua đen trong thùng xốp này nhé!

1. Chuẩn bị hạt giống cà chua đen

Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 độ C trong thời gian 2-3 giờ. Sau đó để ráo nước rồi cho vào khăn vải. Có thể dùng luôn khăn mặt là tốt nhất. Cách xử lý hạt cà chua trước khi gieo bạn có thể xem lại

2. Làm đất để trồng

+ Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1:1:1.
+ Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4: 3.
+ Giá thể trồng: Đất: sơ dừa: phân hữu cơ theo tỷ lệ 3:2:1.

3. Gieo hạt

- Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp, khay nhựa, cốc nhựa... đường kính 4 - 5,5 cm.
- Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.
Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che và đủ ánh sáng, lựa chọn cửa số là tốt nhất.
Cà chua đen f1-https://cachua360.blogspot.com/
Ảnh: Cà chua đen

4. Trồng cây

- Chuẩn bị thùng xốp: thùng xốp trồng cà chua đen có kích thước 30x30x30cm trở lên để cây sinh trưởng tốt. Có thể trồng từ 1-2 cây/chậu, tùy vào kích thước của chậu. Chậu trồng 2 cây cần chăm sóc và tưới cẩn thận hơn.
- Khoảng cách đặt thùng xốp trồng cây: Khoảng cách thùng xốp tối thiểu cách nhau 60cm (tính từ tâm chậu).
- Cách trồng: Cho giá thể vào trong thùng xốp, nhẹ nhàng lấy cây con từ trong khay ươm ra đặt vào thùng xốp đã chuẩn bị sẵn giá thể, lấp đất xung quanh gốc và ấn nhẹ để cây đứng vững.
Lưu ý: Trồng cây sao cho độ sâu của mặt bầu cây giống thấp hơn bề mặt giá thể 1cm, không nên trồng quá sâu vì dễ dàng làm cho cây bị bệnh lở cổ rễ.

5.Chăm sóc

5.1 Tưới nước.

- Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc cây cà chua
- Nên tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể để có lượng tưới và số lần tưới thích hợp.
- Cà chua ưa nước và nắng vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng ngày. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Không để mặt chậu bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ, ngoài ra thiếu nước còn dẫn đến hiện tượng nứt trái, rụng hoa.

5.2 Bón phân

- Bón lót: Trộn cùng giá thể trước khi trồng (như đã nói ở trên).
- Bón thúc chia làm 3 lần
+ Lần 1: Sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây hồi xanh), bón cách gốc cây 10 - 15 cm. Dùng phân hữu cơ bón khoảng 50g/ thùng xốp.
+ Lần 2: Sau khi trồng 20 - 30 ngày (cây chuẩn bị ra hoa), bón 50g phân hữu cơ/thùng xốp, bón xung quanh thùng xốp kết hợp với xới xáo và vun gốc, nếu thấy đất vơi có thể bổ sung thêm đất trộn.
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt  đầu. Bón tiếp 50g phân hữu cơ/ thùng xốp.
Khi cây ra hoa, đậu quả, tùy thuộc vào tốc độ phát triển của cây để bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách phun qua lá 7 -14 ngày/lần. Giai đoạn này nên bón phân có hàm lượng kali cao để tăng khả năng đâu quả và chất lượng trái.
Bạn có thể tham khảo Mẹo trồng cà chua đen: vùi vào chậu vài vỏ của quả chuối tiêu - nó chứa nhiều Kali nhé!

Cà chua 360 độ

Kỹ thuật trồng cà chua trái vụ


1. Chọn đất trồng cà chua

Chọn đất thịt nhẹ, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi. Bạn nên xem thêm các thông số về đất trồng cà chua ở đây.

2. Thời vụ gieo trồng cà chua

* Vụ Xuân Hè: Thời điểm gieo hạt giữa tháng 1 và đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 tháng 6.
* Vụ hè: Gieo hạt tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 5 tháng 6.

3. Chọn giống:

Gieo trồng vào mùa vụ này bạn cần lưu ý tới giống. Giống cà chua nên cần chọn các giống chịu nóng, thường có thời gian sinh trưởng ngắn, quả nhỏ 50-70g. Mùa này có nhiều mưa rào nên cần có phương án tránh mưa cho cây con thời kỳ vườn ươm, tránh ngập úng thời kỳ ruộng sản xuất. Chú ý trừ bọ phấn, rệp để phòng bệnh xoăn lá.
Khi gieo vụ xuân hè tức là vào cuối tháng 1 đến giữa tháng 2, cần xử lý thúc mầm khi gieo hạt. Tăng cường bón phân hữu cơ, phân kali và lân cho cả vườn ươm và ruộng sản xuất.

4. Kỹ thuật làm đất trồng cà chua

4.1. Giai đoạn trong vườn ươm

- Làm đất kỹ, lên luống có kích thước 80-100cm, chiều cao luống 20-25cm.
- Bón phân: Dùng phân chuồng đã ủ mục 3-4 kg /m2, rải đều lên mặt luống, gieo 2g hạt/m2.
- Ngâm hạt giống trong nước nóng 540C, sau 4 tiếng vớt ra để ủ đến khi nứt nanh thì đem gieo.
- Hạt có thể được gieo trên mặt luống hoặc rạch hàng, gieo ở độ sâu 0,5-1cm.
- Sau khi gieo hạt cần phủ một lớp rơm rạ băm ngắn hoặc vỏ trấu trên mặt luống. Khi hạt nhú mầm lên khỏi mặt đất phải lập tức lấy rơm rạ ra, nếu phủ trấu thì không cần giỡ.
- Khi cây con cà chua mọc được 1-2 lá thật tiến hành tỉa bỏ cây xấu để mật độ 3x4cm.
- Khi cây giống có 5-6 lá thật thì đem trồng (25 - 35 ngày sau gieo tùy từng vụ).
- Cây giống đủ tiêu chuẩn là cây có thân cứng, mập, khoảng cách lá ngắn, không bị sâu, bệnh hại. Tuyệt đối không được trồng những cây đã có triệu chứng bệnh xoăn lá
- Ngừng tưới nước trước khi trồng khoảng 1 tuần.

4.2. Giai đoạn ngoài ruộng sản xuất

- Xử lý đất kỹ để diệt nguồn bệnh bằng cách ngâm nước ruộng với vôi bột ít nhất 1 tuần (20- 25kg vôi bột/1 sào BB), sau đó tháo cạn nước và phơi ải đất.
- Làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước và cỏ dại.
- Lên luống: Chiều rộng mặt luống từ 1,1 - 1,3m, cao 25-30cm.
kỹ thuật trồng cà chua trái vụ-https://cachua360.blogspot.com/
Ảnh: Trồng cà chua trái vụ không đúng kỹ thuật sẽ khiến quả kém chất lượng

5. Kỹ thuật trồng cây cà chua

Trồng 2 hàng/luống với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35 - 40cm. Mật độ 35.000 - 40.000 cây/ha = 1200 cây/1 sào BB = 3,5 cây/m2.

6. Kỹ thuật chăm sóc cà chua sau khi trồng

6.1 Bón phân

Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân tươi. Lượng phân bón cho 1 ha là: 25 tấn phân chuồng mục (700-800kg/sào BB), hoặc 10 tấn phân gà ủ hoai mục (400kg/sào) + 150kgN + 100kgP205 + 150kgK20 (10kg urê, 20kg supelân, 10kg kalisul phát/sào BB). Nếu đất chua thì bón thêm 10-15 kg vôi bột/sào hoặc ủ với phân chuồng).
- Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 20% đạm + 30% phân kali;
- Bón thúc: chia làm  4 đợt
         Đợt 1: khi cây hồi xanh: 10% đạm;
         Đợt 2 : khi cây ra nụ : 20% đạm, 20% kali ;
         Đợt 3: khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali;
         Đợt 4: sau khi thu quả đợt 1: bón nốt số phân còn lại.

6.2 Xới vun:

Số lần xới vun trong mỗi vụ cà chua là 3 lần
Lần 1: sau khi cây bén rế hồi xanh;
Lần 2: sau trồng 25-30 ngày, kết hợp vun đất vào gốc cho cây đứng vững;
Lần 3: sau trồng 35-40 ngày trước khi làm giàn.

6.3 Tưới nước

• Trong vườn ươm: Tưới nước để đảm bảo độ ẩm khoảng 70%.
• Ngoài ruộng sản xuất: Tưới ngày 2 lần khi cây con mới ra ngôi cho đến khi bén rễ
- Trước khi bón thúc phải làm cỏ, xới xáo, vun luống, vun gốc kết hợp tưới nước vào các thời kỳ nụ, hoa, quả rộ và quả đang lớn cần đảm bảo đủ nước, nếu có thể thì tưới rãnh. Sau khi mặt luống đã thấm nước đều thì phải tháo hết nước đọng trong rãnh.
- Khi có mưa lớn cần tiêu nước kịp thời.

6.4. Làm giàn, tỉa cành, tạo hình cà chua

- Làm giàn sau trồng từ 35-40 ngày, làm theo kiểu chữ A. Dùng dây mềm buộc cây lên giàn
- Với giống vô hạn: Cây cao, nhiều nhánh, lá nhiều cần làm giàn, tỉa nhánh và tạo tán. Chỉ nên để 2 nhánh/cây (thân chính và nhánh phụ dưới chùm hoa thứ nhất).
- Trên thân chính để 4 chùm, nhánh phụ 3 chùm (7 chùm/cây; 4-5 quả/chùm)
- Khi trên cây đạt đủ số chùm thì bấm ngọn, khi bấm ngọn cần giữ lại một số lá để che cho chùm hoa cuối cùng không bị ánh sáng trực xạ chiếu vào. Xem lại kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành cà chua.

6.5. Phòng trừ sâu, bệnh cho cà chua

6.5.1.Phòng trừ sâu:
- Sâu xám: Cần cày bừa kỹ, phơi ải đất, luân canh với cây trồng nước để phòng; Tại chỗ gốc cây bị hại, đào bắt sâu hoặc dùng Basudin 5G/10G để trừ bỏ.
- Sâu đục quả: Là các loại sâu xanh, sâu khoang, sâu hồng. Nếu xuất hiện ở giai đọan sâu non, cần phun ngay. Các loại thuốc có thể dùng là Bt, NPV, Delfin 32BIU, Sherpa 25EC, Dencis...
6.5.2.Phòng trừ các bệnh hại:
- Bệnh xoăn lá: Bệnh do virus gây ra. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn trắng.
Biện pháp: Cần nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan và phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh.
- Bệnh thối rễ: Rhizoctonia solani, Pythium spp, và Fusarium spp: Bệnh chủ yếu trên cây con làm cho cây yếu ớt, chậm phát triển, lùn do rễ bị thối, lở cổ rễ. Thông thường bệnh làm chết rạp từng đám, từng chòm cây trong vườm ươm hoặc từng vùng rải rác phân tán trên đồng ruộng.
Biện pháp: Nhổ bỏ cây bệnh sau đó xử lý đất bằng vôi bột. Cần tỉa nhánh vô hiệu để đảm bảo độ thông thoáng trên đồng ruộng.
- Bệnh héo xanh vi khuẩn - Ralstonia solanacearum: Cây bị hại đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn màu xanh.
1 số cách phòng trừ bệnh này ở cây cà chua:
+ Để phòng trừ bệnh cần luân canh với lúa nước. Có thể dùng kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím để tăng khả năng chịu úng và giảm bệnh héo xanh vi khuẩn trong vụ sớm.
+ Khi bệnh phát triển cần hạn chế tưới nước, đặc biệt là tưới rãnh. Nhổ bỏ cây bệnh, sau đó dùng vôi bột rắc quanh hốc cây bệnh. Thuốc hóa học để phòng trừ bệnh này thường kém hiệu quả.
- Bệnh đốm vũng - Alternaria solani: Bệnh xuất hiện khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Vết bệnh trên lá là những đốm nhỏ dạng hình tròn màu nâu thẫm, có nhiều vòng đồng tâm. Vết bệnh trên thân và cuống lá là những vệt hình bầu dục màu nâu, làm thân dễ gẫy. Vết bệnh trên quả to có màu tối thẫm lan rộng ở vùng đài quả và phần trên của vai quả gây thối quả.
Biên pháp: Nếu bệnh nặng có thể phun Boocđô 1%, ZinebWP, Mancozeb...

7. Thu hoạch và bảo quản cà chua

Tùy theo mục đích trồng cà chua của bạn mà chọn thời điểm thu hoạch cho hợp lý.
         + Nếu phải vận chuyển đi xa thì có thể thu hái ngay ở thời kỳ chín xanh (3/4 quả chuyển màu), nếu ăn tươi thì thu hái ở thời kỳ chín, nếu để làm giống thì thu hoạch ở thời kỳ chín hoàn toàn.
         + Thu hái cà chua nên cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh để quả bị va đập, xây xát trong khi thu hái và vận chuyển.
         + Thu hái về cần để quả ở nơi thoáng mát, không được chất đống.

Kỹ thuật trồng cà chua vào vụ đông


1. Lựa chọn giống cà chua:

Vì trồng vụ đông nên đương nhiên bạn phải chọn các giống có khả năng chịu lạnh tốt. Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn giống cà chua ở đây để có cái nhìn toàn diện về giống cà chua. Nếu mục đích của bạn là muốn trồng cà chua vào mùa đông để ăn tươi hoặc sản xuất cà chua cô đặc thì nên lựa chọn: giống TN 01, TN 05, TN 09, TN 129, TN 148 của Ấn Độ, Đài Loan hoặc P/S, BM 199, VL 2910, VL 2922 của Mỹ.
Đây là những giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, thời gian cho quả kéo dài, có khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh. Đặc biệt là khả năng chống chịu một số sâu bệnh cao, phổ biến là bệnh héo xanh. Các giống này cũng cho sản lượng cao, hiệu quả thu nhập lớn.
Các loài giống này thường cho quả cà chua to (trung bình 85-130g/quả), năng suất cao (55-60 tấn/ha). chất lượng tốt, thịt quả dầy, nhiều bột, khi chín có màu đỏ tươi, rất đẹp, độ brix cao (4,5-5), quả cứng dễ bảo quả và chịu vận chuyển, ít hạt.
Nếu muốn chọn các giống cà chua quả nhỏ dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì bạn có thể dùng: Thuý Hồng của Công ty Nông Hữu, TN 060, TN 061 của Công ty Trang Nông, giống VR2 của Viện NC Rau quả. Các giống này đều thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian thu hoạch kéo dài, rất sai quả, năng suất cao, quả đồng đều, mã quả đẹp, chất lượng tốt, có thể bán siêu thị để ăn tươi hoặc làm nguyên liệu đóng hộp, đóng lọ xuất khẩu.

2. Gieo ươm cây giống cà chua:

Sử dụng các túi bầu hoặc khay xốp,khay nhựa để gieo ươm cây giống. Như vậy vừa tranh thủ được thời gian, vừa giảm được chi phí mà chất lượng cây giống lại đảm bảo. Trồng cây đủ độ tuổi, khoẻ mạnh sau 22-25 ngày gieo, khi cây có 3-4 lá thật là tốt nhất. Xem kỹ các kỹ thuật gieo ươm cây giống

3. Làm đất và trồng:

Nếu trồng trên đất lúa vụ mùa, đất ướt vùng chiêm trũng thì cày lên luống, bón phân mồi (bằng phân chuồng + đất bột) để trồng. Khi cây đã bén rễ hồi xanh, đất khô thì xăm đất kết hợp bón thúc để tận dụng thời gian gọi là kỹ thuật làm đất tối thiểu. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp loại có 2 màu (đen và trắng bạc) để phủ mặt luống vừa hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm tốt, tiết kiệm được phân bón, công lao động, đặc biệt hạn chế được hiện tượng nứt mặt luống gây đứt rễ, chết cây ở những vùng đất ướt.
kỹ thuật trồng cà chua vụ đông-https://cachua360.blogspot.com/
Ảnh:trồng cà chua vụ đông nên chọn giống tốt chịu được thời tiết lạnh 

Đây là các tiêu chuẩn về làm đất để trồng cây cà chua bạn có thể xem lại.
Ngoài ta áp dụng thêm phương pháp trồng ghép với cây khác để chống bệnh héo xanh, héo rũ:
Gieo hạt cà tím (gốc ghép) trước khi gieo hạt cà chua (để lấy ngọn ghép) 4-5 ngày trong các khay bầu, vỉ xốp để ghép cho thuận tiện. Khi cà chua và cà tím có 3-4 lá thật thì bắt đầu ghép. Dùng dao lam đã khử trùng cắt vát thân cây cà tím (phía trên 2 lá mầm) và thân cây cà chua (phía dưới 2 lá thật) rồi dùng ống cao su nối chuyên dụng có đường kính 2-3mm dài 2cm để giữ chặt 2 đoạn nối với nhau cho thật khít. Ghép xong đem cây vào nơi râm mát chăm sóc. Khi cây đã liền sẹo, đưa dần ra nơi nhiều ánh sáng tiếp tục chăm sóc cho đến khi đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng.

4.Sử dụng lượng phân và cách bón cho cà chua:

Các giống cà chua như mục 1 đều là lai F1, có tiềm năng năng suất cao. Thời gian cho quả kéo dài do đó khi bón đủ lượng phân và đúng thời kỳ sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2) bao gồm: 800-1.000 kg phân chuồng hoai mục + 9-10 kg urê + 20-25 kg supe lân + 12-15 kg phân kali.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 3 kg phân kali.
- Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày với lượng 1-1,5kg urê
- Thúc lần 2 sau trồng 25-30 ngày khi cây có nụ non với 1-1,5kg urê + 3kg kali kết hợp vun gốc, cắm giàn.
- Thúc lần 3 khi quả non phát triển mạnh với lượng 1-1,5 kg urê + 2kg kali bằng cách pha nước tưới.
- Thúc lần 4 sau khi thu quả chùm đầu với lượng 1-1,5 kg urê + 2kg kali.
Số phân còn lại chia bón sau mỗi đợt thu quả. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá như Thiên Nông, Atonik, Humate, Orgamin, Komic, Bioted (602, 603)... định kỳ 5-7 ngày/lần, cây sẽ phát triển mạnh, thời gian cho thu hoạch kéo dài, năng suất tăng 30-35% hoặc tăng thêm số lượng phân và số lần bón cho cây nếu thấy cần thiết nhằm tăng sản lượng và chất lượng quả.

5. Chăm sóc sau khi trồng cà chua:

Chú ý tưới đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, nuôi quả lớn. Làm giàn kịp thời, tỉa bỏ bớt lá già, nhánh phụ (chỉ để 1 thân chính và 1 nhánh cấp 1 ngay dưới chùm hoa thứ nhất). Chú ý phòng trừ kịp thời sâu bệnh đặc biệt là các loại sâu đục quả, bệnh héo xanh, héo rũ cho cà chua. Xem lại các cách chăm sóc tỉa lá cà chua đã được trình bày ở bài trước.


Kỹ thuật trồng cà chua thủy canh


1. Để trồng cà chua thủy canh đúng mô hình và kỹ thuật bạn cần chuẩn bị:

•Thùng nhựa hoặc thùng xốp khoảng 20 lít có nắp đậy
•Rọ nhựa, rọ thủy canh có kích thước vừa với cây trồng, không quá to, không quá nhỏ.
•Giá thể: Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa hoặc mùn cưa đã qua xử lý
•Bút đo PPM, bút đo PH để đo nồng độ chất dinh dưỡng thủy canh.
•Máy bơm để sục khí oxy
•Cây cà chua con hoặc nhánh cà chua để giâm cành.
•Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như tấm che, máy bơm nước… nếu cần.
kỹ thuật trồng cà chua thủy canh
Ảnh: kỹ thuật trồng cà chua thủy canh

2. Quy trình trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh

•Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp)
•Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.
•Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.
•Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ
•Sử dụng dụng cụ bút đo PH để kiểm tra độ lượng dưỡng chất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển (độ PH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 là được). Dùng bút đo PPM để đo nồng độ dung dịch sao cho khoảng 2000-2500 ppm là phù hợp.
•Gắn dây oxy đã chuẩn bị sẵn vào máy sục khí, hẹn giờ máy khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút – 1 tiếng

3. Những lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cà chua thủy canh:

- Khi trồng cà chua thủy canh, bạn nên chú ý khi hết nước trên thùng thì hãy bổ sung thêm nước sạch để cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Việc đo nồng độ các chất dinh dưỡng phải được diễn ra thường xuyên, khoảng 7 đến 10 ngày bạn tiến hành đo lại dung dịch một lần. Nếu quá loãng hoặc quá đặc thì nên xử lý để có được nồng độ tốt nhất.
 - Nên đặt cây trồng tại chỗ thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây.
trồng cà chua thủy canh đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao
Ảnh: trồng cà chua thủy canh đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao

4. Những lợi ích vượt trội của phương pháp trồng cà chua thủy canh

Ở các gia đình không có điều kiện về thời gian chăm sóc hay diện tích trồng cây nhỏ hẹp, nhất là các gia đình thành thị hoặc gia đình không có sức lao động đủ để canh tác cà chua ngoài đồng đất lớn,trồng cà chua theo mùa vụ hay trồng xen kẽ với hoa màu, phương pháp trồng cà chua thủy canh là rất hữu ích.
•Tạo không gian sống xanh, môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe của các thành viên trong  gia đình, giúp trẻ nhỏ tiếp cận gần hơn với thiên nhiên, cây cối.
•Trồng theo phương pháp thủy canh cà chua sẽ góp phần làm sạch đẹp môi trường, vừa gọn gàng, tiện lợi vừa tạo không gian thoáng mát. Vì hầu như bạn không tác động hay xả thải hóa chất gì vào lòng đất hay môi trường xung quanh.Mọi nơi đều có thể biến thành chỗ để bạn trồng cà chua: ban công, sân thượng,các khoảng trống trước sân nhà.
•Mang lại năng suất cao hơn nhiều so với cách trồng cà chua theo các phương pháp thông thường. Những chùm cà chua trồng theo phương pháp thủy canh có độ bóng sáng, hình dáng tròn đẹp hơn
•Có thể chủ động điều chỉnh, kiểm soát cũng như cân bằng nhiệt độ, độ ẩm cho sự phát triển của cây.
•Có thể trồng nhiều vụ liên tục trong một năm

5. Kết luận:

Với kỹ thuật trồng cà chua thủy canh, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức là đã có những quả cà chua tươi ngon, an toàn cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, đây còn được xem là một liệu pháp xả stress, thú vui tiêu khiển và mang đến không gian xanh, thư giãn cho gia đình. Yêu thích các món ăn từ cà chua bạn có thể xem đây là phương pháp tốt nhất để có nguồn cà chua đảm bảo và mang đúng thương hiệu của mình nhé!

Cà chua 360 độ

Kỹ thuật trồng cà chua trong thùng xốp


1. Chuẩn bị trước khi trồng cà chua trong thùng xốp

1.1 Chậu để trồng cây giống:

Chậu dùng khi bạn ươm giống, có thể dùng thùng xốp cũng được. Cà chua là loại cây phát triển khá mạnh, có nhiều nhánh do đó bạn nên chọn thùng chậu rộng để trồng. Bên dưới đáy nhớ đục lỗ để thoát nước nhé!

 1.2 Hạt giống cà chua:

Tùy thuốc mục đích bạn muốn trồng loại cà chua nào mà chọ hạt giống loại đó. Hiện nay phổ biến nhiều giống cà chua để bạn lựa chọn. Ví dụ như cà chua bi, cà chua đen, cà chua bạch tuộc, cà chua hình quả lê hay loại quả to. Tuy nhiên được nhiều người ưa chuộng và dễ trồng là giống cà chua hữu cơ, bạn có thể mua cây con giống 1 tháng tuổi ở các vườn ươm. Bạn cũng có thể dùng hạt trong quả cà chua chín ươm trồng cũng được nếu bạn không mua được hạt giống.
Để có được những quả cà chua ngon thì giống phải tốt, bạn nên mua hạt giống cà chua từ các địa chỉ bán hạt giống uy tín.

1.3 Đất trồng cà chua:

Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể xem lại đất trồng cà chua ở đây. Trong thùng xốp bạn nên chuẩn bị loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ lại đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây cà chua phát triển. Cà chua đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp, bạn trộn thêm trấu, phân ủ đã hoai mục vào đất sẽ rất tốt. Nếu không thể tự làm phân hữu cơ thì bạn có thể mua phân bán sẵn ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.

 1.4 Ánh sáng cho cây phát triển:

Cà chua là loại cây ưa sáng, do đó vị trí trồng cây lý tưởng cũng phải là nơi đón được nhiều ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 đến 7 tiếng/ ngày nên trồng trên sân thượng có lưới che nếu nắng gay gắt hoặc ban công cũng rất tốt. Trong giai đoạn quả chín nếu đón được nhiều ánh nắng cũng sẽ thơm ngon hơn.

1.5 Các dụng cụ trồng cây, bình tưới nước, phân bón, thùng xốp

1.6 Xác định thời điểm thích hợp để trồng cà chua:

- Đợt gieo sớm (vào khoảng tháng 7-8, thu hoạch vào cuối tháng 10-12)
- Đợt gieo chính (giữa tháng 9 -10 thu hoạch vào tháng 2-3)
- Đợt gieo muộn (vào khoảng tháng 11-12 thu hoạch vào tháng 3-4)
Trồng cà chua trong thùng xốp -https://cachua360.blogspot.com/
Trồng cà chua trong thùng xốp là giải pháp hữu hiệu của người dân đô thị

2. Triển khai trồng cà chua trong thùng xốp.

2.1 Ươm cà chua từ hạt:

Gieo hạt giống cà chua vào bầu đất, hàng ngày tưới nước đủ độ ẩm cho đất và đợi tới khi hạt nhú mầm, trổ lá. Nên để chậu ươm nơi đủ ánh nắng. Nhớ bảo vệ bầu ươm tránh khỏi chuột và chim chóc. Thời gian nẩy mầm của cà chua trung bình từ 7 đến 14 ngày.

2.2 Trồng cây con 1 tháng tuổi vào thùng xốp:

Khi cây đạt chiều cao từ 10-25cm thì bạn chuyển cây cà chua sang trồng ở thùng xốp. Bạn chú ý làm đất cho thật tơi xốp, với thùng xốp to bạn có thể trồng từ 2-3 cây vào vùng giữa chậu, độ sâu của thân nằm cưới đất khoảng 50% vì phần thân này sẽ sớm mọc thêm rễ sẽ giúp cây cà chua của bạn thêm chắc khoẻ.

3. Cách chăm sóc cây cà chua và thu hoạch:

- Từ 7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng bạn cần tưới nước cho cây đều đặn, thời gian lý tưởng là tưới vào mỗi sáng hoặc giờ chiều tối từ 5-6 giờ. Chú ý khi tưới cây bạn chỉ tưới vào phần thân và gốc, tránh tưới nước vào lá vào buổi tối vì nếu về đêm mà lá chưa khô thì sẽ mở đường cho các loại bệnh phát triển như bạc lá.... Lượng nước tưới cho cây cũng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khi cây còn bé chỉ nên tưới khoảng (500ml/ngày)
- Ở giai đoạn cà chua ra hoa và đậu quả sẽ cần nhiều nước nhất, bạn nên tăng thêm lượng nước tưới để cây phát triển xanh tốt. Trong giai đoạn này nếu cà chua thiếu nước thì thân cây và lá sẽ bị khô héo, quả non dễ rụng, bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây cà chua hàng ngày sẽ rất tốt.
- Một điều bạn cũng cần chú ý là luôn đảm bảo đất trồng được thông thoáng, không bị ngập úng nước vì nếu như tưới dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ của cây vốn dĩ đã rất nhạy cảm với sâu bệnh. Khi cà chua đậu quả nếu gặp mưa nhiều thì quả sẽ chín chậm hơn và rất dễ nứt vì thừa nước.
- Thân cây cà chua yếu và rất dễ đổ do đó khi cây cà chua được 1,5 -> 2 tháng bạn cần làm giá để đỡ cây. Có thể dùng cọc tre, dây treo và cố định thân cây vào cọc để giúp nâng đỡ khi cây ra quả mà không bị đổ gập. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào giống cây cà chua bạn chọn lựa để trồng. Cây cà chua bi bạn có thể dùng cọc dựng lên để đỡ cây nhưng nếu trồng giống cà chua loại quả tho thì bạn cần làm giá chắc chắn.
* Mẹo nhỏ khi trồng cà chua: khi thời tiết nắng nóng bạn nên lót 1 lớp rơm hoặc cỏ khô lên bề mặt chậu để giữ ẩm cho đất. Nếu cà chua trổ hoa nhiều bạn nên lắc nhẹ để hỗ trợ quá trình thụ phấn giúp đậu quả. Thường chỉ sau khoảng hơn 2 tháng từ lúc trồng cây cà chua giống vào thùng xốp là bạn sẽ thấy xuất hiện những chùm quả đầu tiên. Quả cà chua ban đầu có màu xanh, cứ thế lớn dần hàng ngày và khi chín có màu đỏ đậm, bạn không nên ăn cà chua xanh vì lúc đó trong quá có nhiều thành phần có thể gây ngộ độc.
- Bón phân cho cây: Bón phân ngay khi cây bắt đầu trổ hoa và đậu quả.
- Thu hoạch cà chua: Có thể thu hoạch được là khi quả đã chín đỏ chứa vitamin C và lượng đường nhiều nhất. Ở ngoài chợ người ta thu hoạch quả từ khi quả ngả vàng và được làm chín trong quá trình vận chuyển do đó màu sắc sẽ không tươi bằng cà chua trồng và thường cứng hơn.

Cà chua 360 độ

Kỹ thuật trồng cà chua bi tại nhà


1. Nên chọn mua cây giống cà chua bi ở đâu?

Việc quan trọng nhất để trồng cà chua bi đem lại năng suất cao là công đoạn chọn mua cây giống. Cây giống khỏe, không sâu bệnh, không vàng úa lá, không sâu thân là các điều kiện quyết định tới chất lượng của quả.
Để có được những cây giống tốt quý các bạn nên mua giống cà chua bi tại những cơ sở uy tín và được chứng thực chất lượng nông sản do bộ công thương ban hành. Cà chua 360 độ đưa ra một số địa chỉ để bạn tham khảo: Cơ sở chuyên cung cấp và phân phối giống cây trồng ở đường Hùng Vương – Tp Đà Lạt, các cửa hàng bán cây giống trên phố Lương Định Của - Hà Nội.

2.Tiến hành trồng cà chua bi trong chậu.

- Ngâm hạt:
Dùng nước ấm pha theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh để ngâm hạt cà chua giống trong khoảng 4 tiếng. Sau đó lấy giấy nhúng vào nước còn ẩm, đựng hạt cà chua lên giầy và đưa vào túi zipper khoảng 3 ngày sau hạt sẽ nứt. Lúc này bạn mang hạt đi ươm thành cây nhỏ.
- Chuẩn bị đất ươm:
Cần các nguyên liệu như sau: xơ dừa, phân bò trộn lẫn với đất và đem chia thành từng khay, tiếp đến ta sẽ cho hạt cà chua vào khay và phủ xơ dừa lên trên. Thông tin về tiêu chuẩn & kỹ thuật làm đất trồng cà chua bạn có thể xem lại
- Chuyển ra chậu trồng:
Ta sẽ khoanh vùng cây (nhấc cả bầu đất đi kèm) cho ra chậu trồng (lưu ý chỉ khi cây đạt độ cao khoảng 8cm mới được bứng cây ra khỏi khay ươm)
cà chua bi-https://cachua360.blogspot.com
Ảnh: Cà chua bi

- Bón phân, bấm ngọn:
Cây cà chua bi nói riêng và các loại cà chua nói chung khi được trồng trong chậu cần rất nhiều dinh dương. Việc bón phân luôn phải tiến hành cách theo kiểu: cách một ngày phải tưới phân cá một lần, cung cấp nước thủy canh đầy đủ. Trong trường hợp không có nước thủy canh bạn có thể đổ một muỗng canh đạm vào xuống phần dự trữ nước để tưới cho cây 2 tuần/ lần.
Khi trên cây cà chua có đủ 18 lá thì bạn có thể bấm ngọn cho cây.
- Tỉa hoa:
Khi cây ra đợt hoa đầu tiên bạn sẽ phải ngắt bỏ hết hoa và nụ. Sau đó tiến hành tưới đạm cho cây để cây ra trái nhiều hơn và có sức đề kháng tốt hơn.
Ở đợt hoa thứ 2, bạn phải quan sát yếu tố thời tiết: chính là gió. Nếu trời lặng không có gió thì ta phải làm thụ phấn bằng tay theo cách rung rung nhẹ cây. Khi tưới nước tuyệt chú ý tránh tưới vào 2 bộ phận lá và hoa nhé.
Những kỹ thuật chăm sóc cà chua các bạn có thể xem kỹ hơn!

3.Trồng cà chua bi trong thùng xốp.

Về cơ bản việc trồng ca chua bi trong thùng xốp tưng tự với cách trồng ca chua bi trong chậu. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt :
- Thùng xốp: chọn loại thùng xốp to (loại có thể trồng được 2 cây), thùng xốp phải đảm bảo vệ sinh.
- Đất trồng: dù cà chua bi có thể thích ứng với nhiều loại đất, nhưng bạn nên trồng trên các loại đất hữu cơ. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh đồng thời cũng mang lại nhiều chất dinh dưỡng. Một trong các cách để cung cấp thêm độ dinh dưỡng cho đất là ủ đất với phân gà hoặc cá.
- Ánh sáng: Rất quan trọng nhé vì cà chua là loại cây ưa sáng. Do đó nơi có nhiều ánh sáng mặt trời là một ví trí lý tưởng để cho cây cà chua bi sinh trưởng tốt. Bạn nên ưu tiên những vị trí có ánh sáng mặt trời từ 6-7 tiếng/ngày.
- Về cách chăm sóc cho cây: Bạn có thểm áp dụng tương tự với cách trồng cà chua bi trong chậu

Cà chua 360 độ

Các kỹ thuật trồng cà chua


1. Các loại đất có thể trồng cây cà chua cho quả tốt:

Ở Việt Nam có nhiều loại đất để dễ dàng trồng cây cà chua, nhưng thích hợp nhất bạn hãy nên chọn trồng trên đất pha cát. Hãy tìm loại đất nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi. Các loại đất này vừa thoát nước tốt lại giữ ẩm. Hoặc giả bạn cũng nên kết hợp trồng cà chua trên đất ruộng. Nhưng cách hay làm nhất là bà con nông dân thường trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm.
Trước khi trồng bạn cần kiểm tra độ pH của Đất. Nếu có pH = 6.0-6.5 thì loại đất này chua, cần phải bón thêm vôi nếu muốn trồng.

2. Thời vụ tốt nhất để trồng cà chua:

Đặc tính địa lý và khí hậu nước ta đã định hình thời vụ  làm nông nghiệp vốn chủ yếu là các vụ lúa. Những loài hoa màu canh tác như cà chua cũng dựa theo lịch biểu từ xa xưa này để trồng. Theo đó ở Việt Nam nông nghiệp sẽ chia thành 3 vụ chính:
- Vụ Đông Xuân: Bắt đầu gieo hạt hoặc trồng cây vào tháng 10-11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1-2
- Vụ Xuân Hè: Bắt đầu gieo hạt hoặc trồng cây tháng 12-1 dương lịch thu hoạch vào 3-4 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Khoảng tháng 6-7 dương lịch và vào tháng 9-10 dương lịch sẽ thu hoạch.
Vườn trồng cà chua -1 -cachua360.blogspot.com
Ảnh: Vườn trồng cà chua còn rất đơn giản ở Việt Nam

3. Kỹ năng làm đất để trồng cà chua được tốt nhất

Việc xử lý và cải tạo đất để trồng cà chua sẽ tùy thuộc vào từng mùa vụ và từng hình thức gieo trồng cà chua. Ngoài ra khi trồng sẽ tùy vào điều kiện diện tích bạn trồng như trồng ngoài ruộng, trồng trong thùng xốp, trồng thủy canh… dẫn đến các yêu cầu về đất trồng khác nhau.
Về cơ bản đất dùng để trồng cà chua phải đảm bảo được độ tơi xốp. Nếu là diện tích rộng bạn nên cày bừa trước đó khoảng 1 tuần trước khi lên đất thành từng luống. Không nên làm đất quá vụn hay bột quá dễ bị vón cục khi tưới nước.
Mỗi  luống cà chua thông thường rộng từ 110-120cm,cao 30cm và rãnh rộng 20-25cm là đạt chuẩn. Nếu bạn trồng cà chua vào vụ Xuân thì có thể làm luống cao hơn mức trên. Nên cho các luống bố trí theo hướng Đông - Tây. Xem thêm các cách trồng cho từng mùa vụ ở phần tiếp theo của bài viết này.

4. Kỹ năng gieo hạt và ươm cây con

Trên  1 ha đất trồng bạn nên gieo khoảng 150-200 hạt. Sử dụng nước ấm khoảng 45-50 độ C để ngâm hạt trong khoảng 3 tiếng. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc kín. Để ở chỗ kín khoảng khoảng 3-4 ngày. Khi rễ mọc thì bắt đầu đem gieo ở vườn ươm.
Bạn gieo hạt giống cà chua đều trên mặt đất. Nên rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 1 tháng đến 45 ngày, cây con khi đó đạt 5-6 lá là bạn có thể đem trồng.

5. Mật độ trồng và cách trồng cây cà chua:

Dựa theo các đặc tính của giống, độ phì nhiều của đất mà có mật độ trồng cà chua khác nhau. Cơ bản ta có thể bố trí như sau:
+ Không trồng buổi sáng (cái này chắc nhiều bạn sẽ thấy lạ nhé). Cà chua bạn nên trồng vào buổi chiều
+ Khoảng cách các hàng là 80cm
+ Các cây cách nhau 50 - 60cm.
+ Cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh.
+ Cây to trồng với cây to và ngược lại để tiện chăm sóc.
+ Bạn phải ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.
+ Tưới nước cho cây cà chua ngay khi trồng xong

6. Phân bón

Bất kỳ một loài cây canh tác nào bạn cũng đều phải cung cấp chất dinh dưỡng để đạt năng suất cao nhất. Cây cà chua cũng vậy. Với mỗi điều kiện trồng, tình trạng đất,giống … khác nhau dẫn đến lượng chất dinh dưỡng hấp thụ cũng khác nhau. Là người trồng cây cà chua thì đây là điều bạn cần lưu ý đến:
- Giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây cà chua trùng nhau và đây là giai đoạn cây cần chất dinh dưỡng nhất. Đặc biệt là sau khi trổ hoa. Do vậy giai đoạn này bạn nên sử dụng xen kẽ phân hữu cơ với vô cơ để bón lót, bón thúc thành nhiều lần. Cho tới khi nào trái bắt đầu chín
- Khi bón phân cho cà chua cần kết hợp với tưới nước. Trời nắng nóng và khô ráo  thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Gặp khi trời mát mẻ hay mưa ẩm thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

7. Chăm sóc:

7.1.Nhu cầu nước tưới

Ở mỗi giai đoạn phát triển cây cà chua có nhu cầu nước khác nhau. Lúc cây ra hoa đậu quả là lúc cần nhiều nước nhất. Tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất mà lượng nước tưới khác nhau. Lượng nước cần được tưới nhiều hơn khi cây trồng dầy hoặc bón nhiều phân đạm.
Bạn phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Lúc cây bén rễ thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

7.2.Vun xới đất trồng

Trước khi cây ra hoa kết quả bạn phải hoàn thành việc vun xới đất. Trong khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng cây cà chua bạn phải tiến hành vun gốc 2 lần:
Lần 1: ngày thứ 8-10 sau khi trồng
Lần 2: Sau lần thứ nhất 1 tuần.

7.3.Làm giàn cho cây cà chua

Khi cây ra chùm hoa thứ nhất là lúc bạn tiến hành làm giàn. Loại giàn cà chua theo kiểu hàng rào luôn được ưa chuộng nhất. Sử dụng 1 cọc dài tầm 1.5m, cắm sâu và đủ chắc chắn, thẳng sát gốc cây cà chua. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cứ như vậy sẽ tạo thành giàn kiểu hàng rào rất chắc chắn.
Trồng cà chua tại nhà -cachua360.blogspot.com
Ảnh: người dân Việt tận dụng lan can để làm giàn trồng ca chua ngay tại nhà

7.4.Bấm ngọn và tỉa cành

Công việc bấm ngọn và tỉa cành bạn nên hiểu mục đích là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây mà có cách bấm ngọn tỉa cành khác nhau.
Thông thường có 2 cách tỉa cành cà chua được phổ biến nhất như dưới đây:
Cách 1: Tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Áp dụng với giống cà chua ngắn ngày
Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay. Nên tỉa cành thường xuyên 4-5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.
Cách 2: Tỉa để 2 cành: Áp dụng khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. Các chồi non và cành khỏe đều cắt hết. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Tỉa bỏ lá già: vào cuối thời ký sinh trưởng của cây cà chua sẽ xuất hiện những lá già, vàng.  Bạn phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

8. Kỹ thuật để giống cà chua:

Để giống là công việc quan trọng của người trồng cây. Việc lưu trữ, phát triển và chọn lọc ra các giống cà chua tốt nhất phục vụ cho vụ mùa sản xuất tiếp theo là yếu tố quan trọng. Nó quyết định thành bại của cả mùa vụ. Do vậy khi trồng cà chua bạn nên tìm hiểu kỹ công đoạn này.
Giống phải chọn những cây khỏe, quả chín sớm, sai quả. Chọn cây nào phải chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả ở chùm quả thứ nhất, chỉ lấy chùm quả thứ 2-3 để lấy quả làm hạt giống. Mỗi chùm giống tiến hành tỉa chỉ để lại 2-3 quả.
Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5-6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dùng đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quả trong thùng lớn dưới đáy để vôi sống chống ẩm.
Các chuyên gia khuyên chọn thông sô: từ 150 - 200 quả cà chua phải lựa được 1 kg hạt giống .

Cà chua 360 độ

Cách ăn cà chua có hại cho sức khỏe cần tránh

Cà chua rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe! Dưới đây xin dẫn một...